Tìm kiếm

ChungHo Việt Nam

Nghĩ về con người - Nghĩ về môi trường - Nghĩ về tương lai

Ngày đăng: 2020-02-15 08:52:45

lượt xem: 6821

Sự khác biệt giữ bộ lọc ULPA và HEPA

Trong thời gian vừa qua thì chỉ số AIQ ở Hà Nội và Hồ Chí Minh luôn ở mức cao khiến nhiều người lo lắng cho chất lượng không khí tại gia đình. Để yên tâm hơn, nhiều người tiêu dùng đã tìm giải pháp chọn mua máy lọc không khí để cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Cảnh báo ô nhiễm từ aqicn.org

Vậy đâu là yếu tốt mà người tiêu dùng cần quan tâm nhất khi chọn mua máy lọc không khí ?

Cũng giống như máy lọc nước thì hệ thống màng lọc là bộ phận quan trọng nhất quyết định chất lượng không khí sau lọc, hệ hống bộ lọc có chức năng loại bỏ hầu hết các hạt ô nhiễm có trong không khí như bụi mịn, lông thú, ẩm mốc hay các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

Trong hệ thống bộ lọc không khí thì màng có chức năng lọc bỏ bụi mịn PM2.5 và PM1.0 là tấm màng quan trọng nhất, tấm màng này có 2 loại chính là màng lọc HEPA và màng lọc ULPA.
 

Vậy sự khác nhau giữa hai loại màng này như thế nào?

Bộ lọc HEPA (High-Efficiency Particulate Air )và bộ lọc ULPA (Ultra-Low Particulate Air) đều được sử dụng trong các hệ thống HVAC (Hệ thống xử lý không khí) trong dược phẩm. Cả hai bộ lọc này đều được sử dụng để làm sạch không khí nhưng chúng lại có sự khác biệt trong hoạt động và hiệu suất.

Bộ lọc HEPA và ULPA  là loại màng lọc chính được sử dụng trong phòng an toàn sinh học, phòng sản xuất dược phẩm, sản xuất vi mạch điện tử, lọc không khí gia đình và bộ lọc cho máy máy hút bụi. Cả hai bộ lọc này được thiết kế để giữ và loại bỏ các hạt nhỏ trong không khí như vi khuẩn, chất ô nhiễm và các hạt bụi mịn PM1.0 & PM2.5 vv.. khỏi không khí. Hai bộ lọc này được chế tạo bằng công nghệ giống nhau, cả hai bộ lọc HEPA và ULPA được tạo thành từ vô số các sợi silicat boron có kích thước 0,5 micron đến 2,0 micron. Các sợi được dệt vào nhau theo một dạng đặc biệt tạo thành một lớp màng vi sợi với các lỗ lọc siêu nhỏ khiến các chất ô nhiễm dính vào chúng theo cơ chế vật lý. Bộ lọc ULPA có độ dày của lớp dệt hơn màng HEPA, do vậy tao ra các lỗ lọc nhỏ hơn do đó sự khác biệt giữa các bộ lọc HEPA và ULPA thể hiện ở hiệu quả lọc, công suất luồng không khí, giá cả và thời gian sử dụng.

Bộ lọc ULPA có kết cấu dày dặn và nhiều lớp dệt hơn HEPA

Hiệu quả lọc của bộ lọc HEPA và ULPA


Đặc điểm khác biệt chính giữa bộ lọc HEPA và bộ lọc ULPA là ở kích thước của các hạt mà chúng có thể loại bỏ. Trong khi các bộ lọc HEPA có thể loại bỏ tới 99,97% chất gây ô nhiễm có đường kính nhỏ 0,3 micron thì bộ lọc ULPA có thể loại bỏ 99,99% các hạt có đường kính 0,1 micron, do đó bộ lọc ULPA có thể loại bỏ các hạt ô nhiễm tốt hơn bộ lọc HEPA.
Thực tế thì bộ lọc HEPA và ULPA trên thị trường cũng có nhiều loại khác nhau được phân theo tiêu chuẩn công nghiệp, chúng khác nhau chủ yếu ở độ dày của màng lọc và kích thước lỗ lọc do đó cho hiệu suất lọc khác nhau và giá thành của màng lọc sẽ có sự chênh lệch đáng kể.
Màng lọc HEPA đang được coi là lựa chọn phù hợp và kinh tế cho lọc không khí, màng lọc này có thể loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm có trong không khí, nhưng với sự phát triển của công nghiệp, xây dựng và thực trạng ô nhiễm nhiễm môi trường như hiện nay keo theo các dịch bệnh về virus thì màng lọc ULPA cũng đã bắt đầu được trang bị trên những máy lọc không khí cao cấp.

Hạn sử dụng của bộ lọc HEPA và ULPA

Một sự khác biệt quan trọng khác giữa các bộ lọc HEPA và ULPA nằm ở thời hạn sử dụng. Bộ lọc HEPA có thể sử dụng được thời gian lên tới 10 năm trong khi các bộ lọc ULPA có thời hạn từ 5 đến 8 năm. Đây là kết quả kiểm tra trong phòng thí nghiệm, còn thời gian thực tế cần căn cứ vào mức độ ô nhiễm không khí trong nhà. Theo khuyến cáo của hãng ChungHo thì màng lọc HEPA và ULPA đều sử dụng được khoảng từ 12-18 tháng và cần được thay thế định kỳ để đảm bảo hiệu quả lọc không khí sau này.

Màng lọc HEPA do kết cấu mỏng hơn do vậy chi phí sản xuất và thay tế bộ lọc thấp sau này sẽ hơn so với các bộ lọc ULPA nên chúng được sản xuất và sử dụng trong công nghiệp lọc không khí phổ biến hơn. Bộ lọc ULPA có hiệu quả lọc tốt hơn nhưng chi phí thay thế cao hơn khoảng 10-15%.

Bộ lọc ULPA và  bộ lọc HEPA

Ngoài ra, do kết cấu vi sợi trong các bộ lọc ULPA dày đặc hơn, nên cần một quạt gió thổi mạnh hơn để tối đa hóa luồng không khí trong phòng. Những yêu cầu này cũng làm tăng chi phí sản xuất các máy lọc không khí ULPA. Do đó các máy lọc không khí sử dụng bộ lọc HEPA trở thành một lựa chọn kinh tế hơn với người tiêu dùng.  Vì thực tế, với môi trường ô nhiễm bởi bụi mịn, khí thải thì các bộ lọc HEPA là đủ cho hầu hết các nhu cầu thông thường, trong khi các bộ lọc ULPA cần thiết hơn với các ngành công nghiệp điện tử bán dẫn và y tế.

Để thu hút người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm thì nhiều hãng cũng bổ sung thêm các tính năng phụ như bổ sung i-on, hiển thị độ ẩm, nhiệt độ hay các chức năng kết nối với điện thoại thông minh. Nhưng những tính năng này không phải là yếu tố quyết định độ sạch của không khí. Do vậy nếu bạn chỉ quan tâm đến hiệu quả lọc sạch thì hãy tập trung chính vào hệ thống bộ lọc và hai bộ lọc chính là HEPA hoặc ULPA.

Liên kết mạng xã hội: